Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2009

Bản quyền phần mềm Microsoft - Tìm hiểu và lựa chọn





Sử dụng phần mềm có bản quyền – niềm hãnh diện cùa người dùng và cũng góp phần nâng cao giá trị, cái nhìn của các nhà sản xuất phần mềm trên thế giới đối với người Việt Nam...

Làm sao để tìm và chọn lựa cho mình một bộ phần mềm cơ bản đáp ứng được yêu cầu sử dụng với chi phí đầu tư vừa phải và tiết kiệm nhất.

Trong bài viết về vấn đề bản quyền phần mềm của Microsoft chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết cho việc tìm hiểu thông tin cơ bản này.

Như chúng ta biết, trên thị trường CNTT, đặc biệt là trong việc cung cấp hệ điều hành (OS), các ứng dụng quản lý, xử lý dữ liệu (ứng dựng văn phòng, database,…) hiện nay thì Microsoft là nhà sản xuất có thâm niên với một lượng người sử dụng chiếm đa số trên thị trường CNTT. Có thể thấy, nếu như trước đây giá thành chi phí cho việc tậu một bộ OS-Soft đầy đủ khá cao thì trong thời gian gần đây, cùng với việc giảm giá và hỗ trợ người sử dụng trên nhiều mặt cũng như áp lực cạnh tranh của các phần mềm mã nguồn mở, bạn sẽ có cơ hội sử dụng phần mềm bản quyền với chi phí hợp lý hơn (mặc dù vẫn còn khá cao với người Việt Nam sử dụng).

Do vấn đề về bản quyền phần mềm này nên hiện nay một số hãng sản xuất máy PC đã tìm cách cung cấp cho người sử dụng các phiên bản Open OS như Linux. Tuy nhiên, do thói quen và khả năng tương thích các thiết bị phần cứng chưa cao nên Linux cần một thời gian hòa nhập với người sử dụng. Chính vì thế, Windows OS vẫn là hệ điều hành được đa số người sử dụng lựa chọn khi muốn cài đặt trên PC của mình.

Tại thị trường Việt Nam, Microsoft cung cấp 3 sản phẩm chính bao gồm: sản phẩm đóng gói-Retail, giấy phép mở-OPL và gói dành riêng cho giáo dục (AE) với các hình thức cấp phép khác nhau: cấp phép với sản phẩm dạng OEM, sản phẩm đóng nguyên hộp (Full Packaged Product - FPP) và chính sách cấp phép theo số lượng lớn cho các Doanh nghiệp (Volume Licensing).

Thao khảo kỹ các hình thức cấp phép trước khi quyết định đầu tư cho việc mua phần mềm bản quyền cho Công ty, Doanh nghiệp sẽ giúp bạn đáp ứng và dự trù được mức đầu tư hợp lý cho lộ trình ứng dụng CNTT.

+ OEM: thông thường các nhà sản xuất PC thường mua sản phẩm Windows phiên bản OEM (Original Equipment Manufacturer) nhằm có được giá thành chi phí phần mềm bản quyền thấp nhất cho một số lượng lớn các PC khi xuất xưởng. Nhà sản xuất có trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật cho người sử dụng theo các điều kiện ghi trong thỏa thuận sử dụng, nhưng Microsoft không hỗ trợ trực tiếp người sử dụng các phần mềm OEM. Bên cạnh, sản phẩm OEM không bán trực tiếp từ nhà phân phối ủy quyền của Microsoft mà thông qua các nhà lắp ráp máy vi tính khác (System Builders).

+ FPP: đây là các hộp sản phẩm có chứa các sản phẩm có bản quyền bao gồm các bộ đĩa cài đặt (FDD, CD hay DVD), tài liệu cùng số lượng máy tính được phép cài đặt hay truy nhập. Các sản phẩm dạng này bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở các nhà phân phối, cửa hàng vi tính uy tín trên thị trường.

+ Volume Licensing: để có thể nhận được sự ưu đãi về giá và sự hỗ trợ đặc biệt của Microsoft, ta có thể chọn lựa một số gói sau:
- Open License 6.0: thiết kế dành cho Doanh nghiệp, tố chức mua từ 5 License trở lên.
- Academic Volume Licensing: dành cho các đơn vị giáo dục, đào tạo với sự trợ giá riêng của Microsoft.
- Select License 6.0: dành cho các tổ chức có số lượng 250 máy trở lên và có thể dự toán chi tiêu cho phần mềm trong vòng 3 năm tiếp theo khi trang bị License lần đầu cho mình.
- Enterprise Agreement 6.0: dành cho các tổ chức có trên 250 PC và đang tìm kiếm khả năng chuẩn hóa Doanh nghiệp về một trong các Sản phẩm Doanh nghiệp Nền tảng của Microsoft (Office Professional, Windows Professional upgrade và Core Client Access License) với chính sách giảm giá dựa trên các điều khoản thỏa thuận trong vòng 3 năm.

Khi trang bị các phần mềm có bản quyền bạn sẽ có được COA (Certificate of Authenticity) - nhãn xác thực, COA sẽ giúp bạn nhận dạng phần mềm chính hãng Microsoft. Nếu không có nhãn bạn sẽ không có giấy phép hợp pháp để sử dụng phần mềm Microsoft.

Như đã nói, nhãn COA không phải là bản quyền phần mềm mà nó chỉ xác thực, COA cũng không bao giờ được mua mà không có sản phẩm phần mềm tương ứng. COA bao gồm tên sản phẩm được in trên nhãn, hình nền được tạo bởi các từ cực nhỏ được in lặp lại. Các từ này bao gồm các chữ cái màu xanh trên nền trắng trong đường cong vặn. COA này có góc bên trái phía dưới lượn tròn.

Chúng ta cùng tìm hiểu cách nhận dạng một số phần mềm bản quyền tích hợp của Microsoft trên các PC, latop các nhà sản xuất OEM và các nhà sản xuất nhỏ.

Theo Itconnect

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét